Khoảng cách ép cọc bê tông như thế nào là đúng?

Khoảng cách ép cọc bê tông

Ép cọc bê tông rất quan trọng trong thi công nền móng công trình. Công đoạn này quyết định tính an toàn bền vững cho công trình về sau. Vậy khoảng cách ép cọc bê tông cốt thép được quy định như nào, bao nhiêu là đủ?

Có những loại cọc bê tông nào?

Cọc bê tông cốt thép được dùng nhiều cho các loại nền công trình trong xây dựng. Cọc bê tông có nhiều loại khác nhau tùy theo mục đích sử dụng mà có loại cọc thích hợp. Tuy nhiên có 2 loại chính là cọc bê tông li tâm tròn và cọc bê tông cốt thép vuông.

Cọc bê tông ly tâm tròn

Cọc bê tông ly tâm tròn là cọc dạng trụ tròn, thường có có đường kính 300, 350, 400, 450, 500, 600, 700, 800. Được sản xuất tại nhà máy theo dây chuyền chuyên nghiệp. Cốt thép tạo nên từ những sợi cáp được căng kéo theo một ứng lực quy định trước. Sau đó được đổ bê tông theo phương pháp quay li tâm và nung nóng trong lò hơi với nhiệt độ khoảng hơn 100 oC.

Cọc bê tông cốt thép vuông

Cọc bê tông cốt thép vuông là loại cọc dạng trụ vuông thường có kích thước mặt vuông là 200×200, 250×250, 300×300, 350×350…vv. Cọc này thường được đúc thủ công. Cốt thép là thép trơn hoặc gân tùy theo thiết kế yêu cầu.

Cọc bê tông cốt thép vuông lại được chia thành hai loại là cọc vuông bê tông cốt thép thường và cọc vuông cốt thép dự ứng lực. Cọc vuông bê tông cốt thép thường được sử dụng trong việc xây dựng nền móng cho các công trình dân dụng, nhà ở, khách sạn, thậm chí là bờ kè, cầu đường,…

Cốt thép sau khi làm xong bố trí vào lồng thép rồi đưa vào khuôn đúc và đổ một lớp bê tông tươi hoặc loại bê tông trộn tại chỗ.

Tại sao phải quan tâm khoảng cách ép cọc bê tông?

Cọc bê tông chính là những chân trụ chịu lực để gánh móng công trình, để truyền lực tải trọng công trình xuống lòng đất và phân tán lực ra . Nếu thi công không đảm bảo sẽ gây nên việc sụt lún,nứt gãy công trình về sau.

Để truyền tải lực như thế thì một số loại cọc thường được sử dụng như cọc nhồi, cọc ép. Cừ tràm… Trong đó, cọc ép được sử dụng thông dụng nhất. Bởi thời gian thi công nhanh, tính chịu lực cao và giá thành hợp lý, tiết kiệm.

Khoảng cách ép cọc

Khoảng cách cọc ép cũng là điều cần được chú ý trong thi công công ép cọc bê tông. Nếu không phan phối đúng khoảng cách cọc theo như thiết kế thì dễ dẫn đến sai lệch trụ chống, lực tải phân bố không đều dễ gây hậu quả cho công trình như đã nói ở trên.

Trên thực tế, tùy vào địa hình, địa chất công trình khoảng cách ép cọc đã được thiết kế hợp lý, hoặc sẽ được chủ thầu thi công điều chỉnh phù hợp, có chuyên môn để đảm bảo được tiến độ và chất lượng công trình.

Khoảng cách cần chú ý khi ép cọc bê tông

Khi xây nhà phố, nhà hẻm nhỏ, cần xác định được khoảng cách tim cọc so với công trình kế cận. Nếu không khéo léo sẽ dẫn đến gây lún hoặc ảnh hưởng đến móng cọc nhà kế bên. Khoảng cách tối thiểu có thể ép cọc là 3,5-4,5 mét(cho phương pháp ép tải sắt). Nếu ép neo thì khoảng cách có thể nhỏ hơn.

Khoảng cách ép cọc bê tông thường dùng theo công trình

Những công trình có mặt bằng hẹp, trong hẻm kẹt thi công gặp nhiều khó khăn. Và nếu các công trình liên kế xuống cấp cũng ảnh hưởng đến công trình đang thi công( Trường hợp xấu nhất là không thể thi công được)

Với diện tích nhỏ, hẹp có thể sử dụng phương pháp ép cọc neo. Tuy nhiên trước khi ép cọc thì chủ nhà cần được sự tư vấn có chuyên môn của đơn vị thi công ép cọc bê tông chuyên nghiệp.

Để tính khoảng cách giữa các tim cọc cần tuân theo quy định sau:

Theo tiêu chuẩn 22TCN-272-05, cự ly của các tim cọc tối thiểu là 2.5D (D: dường kính/chiều rộng cọc). Tham khảo điều 10.7.1.5 của 22TCN-272-05.

Khoảng cách tim tới tim cọc không được nhỏ hơn maximum (0.75m hay 2,5 lần đường kính cọc hay chiều rộng cọc).

Còn khoảng cách lớn nhất thông thường là 6D, nhưng ở đây không phải bắt buộc bạn chọn khoảng cách cọc lớn nhất là 6D, điều này có liên quan đến giả thiết tính toán của chúng ta về đài cọc. Thực tế bạn chọn lớn hơn vẫn được khi đó khó khăn là bạn phải bảo vệ được kết quả tính của mình.

Cách bố trí cọc ép hợp lý hiện nay

Cách bố trí cọc ép phải hợp lý và theo nguyên tắc bởi: Nếu đóng cọc gần nhau sẽ khó đóng cho tất cả các loại đất chịu lực. Ngoài ra, đóng cọc gần nhau sự tương thích sẽ không được phát huy hiệu quả. Với loại đất nền yếu, cọc không có khoảng cách hợp lý sẽ không giữ được móng cọc chắc chắn, ảnh hưởng đến công trình.

Thông thường, cọc được bố trí theo hàng, dãy hoặc theo dạng tam giác( lưới). Xung quanh móng cọc đều có tim cọc ép với khoảng cách cọc hợp lý.

  • Khoảng cách giữa tim cọc với tim cọc tính như sau: S = 3D – 6D. Trong đó D là đường kính hay cạnh cọc, sao cho đảm bảo được sức chịu tải của cọc và nhóm cọc.Từ mép cọc đến mép ngoài của đài móng từ 1/3D – 1/2dD
  • Trọng tâm của nhóm cọc trùng với tâm của cột trụ của công trình
  • Nếu cọc quá gần thi công sẽ rất khó, mà nếu cọc quá xa sẽ khó đảm bảo tính vững chắc cho công trình móng.

Trên đây là những thông tin về khoảng cách ép cọc bê tông. Hy vọng những thông tin này sẽ thật hữu ích cho các bạn