Ép cọc bằng robot là một trong những phương pháp ép cọc có hiệu quả cao. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới khách hàng phương pháp ép cọc bằng robot và quy trình thi công bằng máy ép cọc bê tông robot. Hãy tham khảo ngay sau đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Máy ép cọc bê tông robot là gì?
Ép cọc bằng robot là phương pháp sử dụng máy robot để thi công ép cọc bê tông. Đây là phương pháp mới nhất hiện nay được vận dụng trong các công trình xây dựng có quy mô lớn đòi hỏi lực ép có tải trọng cao. Ép cọc bê tông bằng robot sẽ chịu được tải trọng lớn từ 80 – 1000 tấn. Khi sử dụng máy robot tự động ép cọc sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức. Việc thi công móng sẽ được nhanh chóng và chính xác hơn.
Ưu điểm và hạn chế của máy ép cọc bê tông robot
Ưu điểm của máy ép cọc robot mini
Ép cọc bê tông bằng robot được xem là một trong những phương pháp ép cọc bê tông tiên tiến nhất hiện nay và mang nhiều ưu điểm như:
Thứ nhất là không gây ảnh hưởng đến các công trình bên cạnh. Khi lực ép được tác động đều, êm ái không gây tiếng ồn.
Thứ hai là tiết kiệm được thời gian và công sức khi mọi việc đều được lập trình sẵn trên máy một cách chính xác nhất. Và dễ dàng kiểm tra được chất lượng ép cọc của công trình mẫu nhà ống 2 tầng đơn giản, có thể kiểm tra được theo từng đoạn cọc ép nhanh chóng. Xác định được giới hạn chịu lực của móng một cách cụ thể.
Thứ ba là ép cọc bằng robot có chất lượng vượt trội do áp dụng máy có công suất lớn và ép cọc giúp cho cọc vững chắc, ổn định và bền lâu.
Thứ tư là máy ép cọc bê tông robot giúp tăng cường năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công nhanh gấp 2-3 lần so với máy ép tải thông thường.
Nhược điểm của máy ép cọc robot 400t
Bên cạnh những ưu điểm trên đây thì ép cọc bê tông bằng robot cũng có những nhược điểm khó khắc phục như:
+ Máy móc cồng kềnh, vật tư lên tới hàng trăm tấn nên không thể thi công được ở những nơi có địa thế chật hẹp như nhà trong ngõ, nhà liền kề…
+ Chi phí ép cọc bê tông bằng robot cũng cao hơn so với các phương pháp truyền thống do sử dụng toàn bộ là máy móc trong quá trình thi công.
Những ưu điểm này khá là nhỏ so với các lợi ích to lớn mà phương pháp này mang lại. Do đó, các bạn nên cân nhắc sử dụng ép cọc bằng robot cho công trình thiết kế nhà 3 tầng của mình.
>> Mời bạn tham khảo thêm: Tại sao phải ép cọc bê tông khi xây nhà?
Quy trình thi công bằng máy ép cọc bê tông robot
Quy trình ép cọc bê tông bằng máy robot thực hiện trải qua 6 bước, chủ đầu tư cần lưu ý thực hiện để tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí cho công việc của mình.
Bước 1: Chuẩn bị máy móc
Khâu chuẩn bị luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi công việc. Trước khi đi vào thực hiện, cần kiểm tra máy móc, các thiết bị sẽ sử dụng như dây điện, cọc bê tông, công nhân ép cọc…
Đây đều là những thiết bị quan trọng, nên việc kiểm tra kỹ càng rất cần thiết, đảm bảo không bị vỡ hoặc sứt mẻ. Các thiết bị đảm bảo giúp cho việc vận hành được trơn tru và suôn sẻ.
Bước 2: Tập kết cọc và chuẩn bị đưa cọc vào máy ép
Các bước thực hiện được tiến hành nhờ có máy móc, nên việc tập kết nguyên liệu như cọc là rất cần thiết.
Sau khi các thiết bị được tập kết, tiếp tục với khâu đưa máy móc tới công trình để lắp đặt, chuẩn bị thi công cho dự án, công trình.
Cần kiểm tra số lượng, xác định số cọc cần thiết cho việc xây dựng công trình.
Bước 3: Chỉnh cọc sao cho mũi cọc không lệch
Trong quá trình làm việc, cần chỉnh cọc sao cho không bị nghiêng, nếu bị vẹo dễ dẫn đến việc cọc không đủ lực, dễ bị vỡ cọc.
Đây là công đoạn yêu cầu hiểu biết về kỹ thuật, đảm bảo được độ chính xác cao cho thành phẩm của công trình khi sử dụng máy ép cọc bê tông robot.
Bước 4: Khởi động máy ép Robot và thi công ép cọc thử nghiệm
Yêu cầu của công đoạn này chỉ cần đưa cọc vào lồng ép đúng với vị trí tim cọc thì việc vận hành sẽ rất nhanh chóng và đạt được yêu cầu. Với số lượng được đo lường từ bước ba, sau khi ép đủ số lượng như trong bản vẽ, máy Robot thủy lực sẽ dừng lại.
Bước 5: Ép hết cọc mũi và cọc thân điều chỉnh để không bị lệch tim
Yêu cầu của công đoạn này là đặt cọc trên và cọc dưới không bị lệch nhau. Cọc cần được ép cho tới khi đạt đủ Pmin và Pmax như bản thiết kế yêu cầu thì dừng. Công nhân giám sát máy móc sẽ phải lưu ý điều này để tạo ra những thành phẩm đạt yêu cầu về kỹ thuật.
Bước 6: Nghiệm thu công trình
Sau khi công việc hoàn thành, 2 bên sẽ cùng nghiệm thu. Bên cho thuê máy bàn giao công trình.
Đơn vị giám sát sẽ tư vấn và giám sát để đảm bảo cọc bê tông đạt tiêu chuẩn, không thiếu, không thừa, đạt tiêu chuẩn cho công trình xây dựng của khách hàng.
Quy trình ép cọc bê tông bằng máy ép cọc bê tông Robot bao gồm các công đoạn khá đơn giản, nhanh chóng, những ai am hiểu về thi công, xây dựng sẽ hoàn thành rất nhanh và đạt được yêu cầu. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy nhanh chóng liên hệ chúng tôi theo Hotline 089 888 6767 để nhận tư vấn tận tình.