Toàn bộ điều bạn cần biết về cọc bê tông ly tâm

be-tong-ly-tam-1

Cọc bê tông ly tâm là một trong những phương pháp ép cọc bê tông thường được sử dụng khi thi công móng. Hiện nay, phương pháp này được nhiều chủ đầu tư sử dụng trong thi công nền móng giúp công trình trở lên vững chắc hơn. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những toàn bộ những thông tin về vấn đề này. Hãy tham khảo ngay để biết thêm thông tin chi tiết.

Giới thiệu về phương pháp ép cọc bê tông ly tâm

Ép cọc ly tâm hay thi công ép cọc ly tâm chính là phương pháp sử dụng loại máy ép chuyên dụng để đẩy các loại cọc bê tông được đúc sẵn xuống lòng đất. Cọc bê tông ly tâm này chính là loại cọc được thiết kế để có thể chống chịu được tải trọng của cả công trình lớn mà không bị nứt vỡ. 

Phương pháp thi công ép cọc ly tâm được đánh giá là hiệu quả hơn so với các phương pháp ép cọc bằng tre hay cọc bê tông thông thường. Hiện nay, người ta ứng dụng phương pháp này trong hầu hết các công trình xây dựng nhà ở, bệnh viện, trường học…

Giới thiệu về phương pháp ép cọc bê tông ly tâm
Ép cọc ly tâm hay thi công ép cọc ly tâm chính là phương pháp sử dụng loại máy ép chuyên dụng

Ép cọc ly tâm có ưu nhược điểm gì?

Ưu điểm khi ép cọc ly tâm

Không phải tự nhiên mà ép cọc ly tâm lại được nhiều người quan tâm và tìm hiểu đến vậy. Phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật như sau: 

+ Nguyên liệu được dùng để đúc cọc bê tông ly tâm có độ bền cao tạo sự chắc chắn cho công trình. 

+ Cọc bê tông ly tâm sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn so với sử dụng cọc bê tông cốt thép thông thường. 

+ Phương pháp ép cọc bê tông ly tâm sẽ làm giảm đi trọng lượng của cột nhiều lần hơn so với phương pháp cũ trước đây. 

+ Thi công ép cọc bê tông ly tâm cũng nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn. 

Nhược điểm của ép cọc bê tông ly tâm

+ Có thể xảy ra tình trạng vỡ, nứt cọc trong quá trình vận chuyển.

+ Nếu tính toán sai lệch trong quá trình đo trắc địa sẽ dẫn đến thay đổi cấu trúc. Sẽ khó sửa chữa và ảnh hưởng đến chất lượng thi công, độ bền của công trình mẫu nhà mái thái cấp 4.

+ Phần đầu và thân có thể bị nứt nếu sử dụng máy công nghiệp nén cọc.

Nhược điểm của ép cọc bê tông ly tâm
Nếu tính toán sai lệch trong quá trình đo trắc địa sẽ dẫn đến thay đổi cấu trúc

>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá máy ép cọc bê tông neo chính xác nhất

Tiêu chuẩn ép cọc bê tông ly tâm, tiêu chuẩn nghiệm thu

Khi thi công ép cọc ly tâm cần đảm bảo tuân thủ các TCVN về chất lượng, kích thước, độ bền, độ chịu tải. Cụ thể các tiêu chuẩn đó là: TCVN 7201:2015 quy định việc khoan hạ bê tông cũng như nghiệm thu cọc sau khi thi công, TCVN 4453:1995 quy định về kết cấu của bê tông cốt thép cũng như các loại bê tông tự ứng lực, quy phạm thi công cũng như phương thức nghiệm thu công trình. TCVN 9346:2012 kết cấu của bê tông cốt thép, TCVN 8163:2009 có các quy định về mối nối,…

Theo TCVN 7888 năm 2014, các nhà sản xuất phải chịu toàn bộ trách nhiệm về sản phẩm của mình khi bán ra thị trường. Chi tiết như sau:

– Nguyên vật liệu được sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn và các yêu cầu bổ sung của thiết kế.

– Mác cọc bê tông ly tâm có thể thay đổi thành mác 100 và mác 150 trở lên tùy theo từng bộ phận và loại công trình nhà ống đẹp 2 tầng.

– Độ ẩm của bề mặt bê tông phải đạt tiêu chuẩn theo chế độ bảo dưỡng TCVN 5592 năm 1991.

– Đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra cọc ép bê tông gồm các bước:

+ Kiểm tra vật liệu

+ Kiểm tra trang thiết bị

+ Quy trình sản xuất

+ Các tính chất hỗn hợp bê tông đã đông cứng.

Tiêu chuẩn ép cọc bê tông ly tâm, tiêu chuẩn nghiệm thu
Khi thi công ép cọc ly tâm cần đảm bảo tuân thủ các TCVN về chất lượng

Cọc ly tâm muốn đạt tiêu chuẩn nghiệm thu phải trải qua quá trình kiểm tra khắt khe về chất lượng, đảm bảo được cường độ chịu lực khi sử dụng. Các thông số không được sai lệch vượt quá mức theo quy định của nhà nước.

Trên đây là toàn bộ quy trình và tiêu chuẩn ép cọc bê tông ly tâm mà bạn cần nắm rõ. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ chúng tôi theo Hotline 089 888 6767 để nhận tư vấn và hỗ trợ tận tình.