Quy trình đóng cọc bê tông từ A – Z

dong-coc-be-tong

Quy trình đóng cọc bê tông cốt thép là một trong những giai đoạn thi công móng nhà ống 2 tầng rất được quan tâm. Bởi nếu không được tiến hành đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến tường nhà bị nứt, kết cấu nhà kém,… Vậy các bước đóng cọc bê tông diễn ra như thế nào? Mời bạn đón đọc nội dung bên dưới.

Quy cách đóng cọc bê tông chi tiết

Giả sử công trình lắp 2 đoạn cọc thì sẽ diễn ra theo các bước như sau:

Quy trình thi công cọc bê tông cốt thép C1

Đoạn cọc đầu tiên dùng cẩu giữ cọc và giá ép. Thợ thi công sẽ điều chỉnh mũi cọc sao cho đúng vị trí thiết kế được định vị.

Độ thẳng đứng của cọc đầu tiên ảnh hưởng lớn đến các cọc sau đó cho nên khi thi công bạn cần thật cẩn thận, căn chỉnh làm sao cho cọc đầu tiên trùng với đường kính của kích đi qua điểm định vị đó.

Nếu sai lệch quá nhiều thi công cọc sẽ bị xiên. Theo đó, độ sai lệch cho phép của trục cọc không được quá 1 phân. 

Quy cách đóng cọc bê tông chi tiết
Đoạn cọc đầu tiên dùng cẩu giữ cọc và giá ép

+ Đầu trên của cọc phải được gắn chặt với thanh định hướng của khung máy. Nếu máy không có thanh định hướng thì dùng đáy kích (hay đầu piston). Khi đó mới bắt đầu điều chỉnh van tăng áp, lưu ý tăng chậm dần đều. 

+ Để đoạn cọc đầu tiên cắm sâu dần vào trong đất một cách nhẹ nhàng, với vận tốc xiên không quá 1cm/s, không nhanh quá, không chậm quá. Khi cọc bị phát hiện nghiêng thì phải dừng lại ngay và điều chỉnh trục của cọc đó. 

Quy trình thi công ép cọc có thể phù hợp, ứng dụng cho xây dựng nhà lắp ghép, khung thép với tấm bê tông nhẹ EPS. (Trong đó, bê tông siêu nhẹ là một trong những loại vật liệu nhẹ phổ biến, bán chạy nhất trên thị trường hiện nay).

Quy trình đóng cọc bê tông cốt thép C2

Sau khi đoạn cọc đầu tiên xuống được độ sâu thiết kế nhà 3 tầng rồi thì ta bắt đầu tiến hành cẩu đoạn cọc C2 và ép cọc. 

Quy trình đóng cọc bê tông cốt thép C2
Khi ép cọc C2, cần chú ý cho bề mặt tiếp xúc giữa cọc C1 và C2 sao cho thật phẳng

+ Khi ép cọc C2, cần chú ý cho bề mặt tiếp xúc giữa cọc C1 và C2 sao cho thật phẳng để đảm bảo độ khớp khi đấu nối. Bạn cần xem các chi tiết mối nối của đoạn cọc có vấn đề gì không sau đó dùng các máy hàn để hàn các bản mã vào để nối 2 đoạn cọc với nhau. 

+ Khi lắp đặt cọc C2 cần căn chỉnh làm sao cho đường trục của cọc C2 phải trùng với trục kích và trùng với cọc C1. Độ nghiêng cọc C2 không quá 1%.

+ Tạo ra 1 lực tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc là khoảng 3 – 4 kg ở cọc C2 sau đó ta tiến hành hàn và nối cọc. 

+ Khi ép, tăng dần lực ép lên để máy có đủ thời gian cần thiết để tạo lực ép thẳng được ma sát và lực kháng của đất để cọc đi sâu xuống dưới. 

+ Đồng thời chú ý vận tốc cọc C2 đi xuống cũng không quá 1cm/s. Khi cọc C2 chuyển động đều thì mới tăng vận tốc đến 2cm/s. Trường hợp gặp một lớp đất cứng hay dị vật, cần giảm tốc độ xuống để cọc có đủ khả năng đi vào đất cứng hơn. 

Khi nào thì hoàn thành giai đoạn đóng cọc bê tông?

Cọc được công nhận là ép xong thường thỏa mãn 2 điều kiện:

Khi nào thì hoàn thành giai đoạn đóng cọc bê tông?
Chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất

>> Có thể bạn quan tâm: Gia công cốt thép khi thiết kế thép móng cọc

+ Chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất không nhỏ hơn so với chiều dài ngắn nhất do thiết kế quy định. 

+ Lực ép tại các thời điểm cuối cùng phải đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều dài xuyên sâu lớn hơn 3 lần đường kính hoặc có cả cạnh cọc đó. 

+ Vận tốc xuyên không đạt quá 1cm/s.

Các phương án thi công đóng cọc bê tông

Như chúng ta biết, móng cọc hiện là một trong những loại móng thông dụng nhất hiện nay.

Đối với những nhà cao tầng, nhà dân khoảng 3 4 5 tầng, móng đạt được rất nhiều những cái yếu tố như là đảm bảo về độ an toàn khi thi công hay là độ chắc chắn trong ngôi nhà, trong tương lai. 

Hiện nay có 2 phương án thi công ép cọc chính là: Ép dương và ép âm

1. Ép dương 

Tức là đào hố móng tới đỉnh cọc sau đó mang máy ép để tiến hành ép cọc tới độ sâu thiết kế cần thiết. 

Ưu điểm của phương pháp này, là cho quá trình đào hố móng thuận lợi không bị cản trở bởi các đầu cọc. 

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là ở những nơi có mực nước ngầm cao việc đào móng trước thì việc ép cọc khó thực hiện. Đặc biệt khi gặp trời mưa đòi hỏi phải hút nước ra khỏi móng thì mới tiến hành các bước xây dựng tiếp theo. 

Mặt khác, việc di chuyển máy móc ở phương pháp ép cọc này sẽ rất khó khăn bởi móng sâu.

2. Ép âm 

Ép âm là tiến hành san phẳng mặt bằng để tiện cho việc di chuyển thiết bị ép sau đó là tiến hành ép cọc theo yêu cầu kỹ thuật. 

Khi cọc đạt đến cao trình thiết kế, chúng ta cần 1 cọc dẫn bằng thép hình để ép cọc đến độ sâu thiết kế. Sau khi ép cọc đến độ sâu thiết kế bằng cọc dẫn đó thì tiếp theo là tiến hành đào đất để tiến hành thi công phần đài. 

Ưu điểm phương pháp này là di chuyển thiết bị ép cọc và vận chuyển cọc có nhiều thuận lợi ngay cả khi trời mưa to, không bị phụ thuộc vào mực nước ngầm và tốc độ thi công ép cọc nhanh hơn so với phương pháp ép dương. 

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là thêm một đoạn cọc dẫn để ép âm, công tác đào đất hố móng gặp nhiều khó khăn do phải đào thủ công. Ngoài ra, thời gian thi công phương pháp này cũng khá lâu. 

Trên đây là toàn bộ quy cách cũng như các phương pháp đóng cọc bê tông chuẩn xác nhất mà bạn có thể lựa chọn. Nếu bạn đang phân vân lựa chọn phương án nào thì hãy liên hệ ngay chúng tôi theo Hotline 089 888 6767 để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất.