Ép cọc bê tông là gì? Ưu nhược điểm của việc ép cọc bê tông

Nhu cầu xây dựng nhà ở mỗi năm đều tăng lên chóng mặt do có sự tăng trưởng về dân số. Tuy nhiên, để có được một ngôi nhà bền vững theo thời gian thì có rất nhiều yếu tố tác động, nền móng của ngôi nhà là một trong những điều có tác động mạnh mẽ nhất tới cấu trúc của ngôi nhà. 

Để có được một nền móng căn nhà vững chãi, giai đoạn thi công và ép cọc đóng một vai trò khá quan trọng trong việc xây nhà. Vậy ép cọc bê tông là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nó ngay sau đây nhé.

Ép cọc bê tông là gì?

Có nhiều người sẽ hỏi: tại sao phải ép cọc bê tông? Quy trình ép cọc ly tâm như nào? Nền móng là bộ phận chịu tải chính, nó là một phần quan trọng của toàn bộ công trình. Do đó, khi chúng ta áp dụng phương pháp này, khả năng chịu lực và tải trọng của móng nhà được nâng cao hơn và cải thiện hơn gấp nhiều lần so với những công trình bình thường.

ép cọc bê tông là gì
ép cọc trước và ép cọc sau bê tông cốt thép

3 phương pháp ép cọc thường hay dùng trong thi công:

+ Ép tải: phù hợp với công trình vừa, lớn hoặc có diện tích mặt bằng thi công.

+ Ép neo: có thể áp dụng cho công trình vừa, lớn hoặc không có mặt bằng thi công.

+ Ép cọc bằng robot: phương pháp ép cọc bằng máy ép robot thường chỉ sử dụng cho công trình lớn, đòi hỏi có mặt bằng thi công rộng rãi.

Đài móng cọc là gì?

Đài móng cọc được coi là một mắt xích liên kết khá quan trọng trong các cọc của nền móng, nó giúp đảm bảo lực tải, phân bổ lực đều và cân bằng cho toàn bộ công trình. Thường thì đài móng sẽ được phân chia thành 2 loại tùy theo tính chất khác nhau: đài cứng và đài mềm.

Do đài móng cọc có sức ảnh hưởng rất là lớn đối với khả năng chịu tải trọng chính của công trình nên chúng được thi công một cách cẩn thận, và theo một quy trình chuyên nghiệp và xuyên suốt. Công tác chuẩn bị và khảo sát mặt bằng sẽ phải được thực hiện một cách nghiêm túc để đưa ra những giải pháp thi công sao cho phù hợp.

Ngoài ra, những công việc chính cần thực hiện để ép cọc bê tông chuẩn và đúng cách cũng sẽ được giám sát, về cả Khoảng cách ép cọc bê tông và triển khai theo đúng các quy trình để đảm bảo được về chất lượng và kỹ thuật để tránh những sai sót không đáng có ảnh hưởng đến đài móng cọc và nền móng công trình.

Ưu điểm và nhược điểm của ép cọc bê tông

  • Ưu điểm: Không gây ra tiếng ồn, không tạo ra chấn động mạnh. Dễ kiểm soát chất lượng. Có thể thi công ở gần những khu vực đông dân cư. Năng suất tăng cao, giúp rút ngắn tiến độ thi công. Đây chính là phương pháp thi công nền móng hiện đại và phổ biến nhất hiện nay.
  • Nhược điểm: cách ép cọc bê tông móng nhà cần phải có đội ngũ kỹ sư, nhân công chuyên môn cao để thực hiện.

Giấy kiểm định máy móc: Đơn vị ép cọc bê tông phải cung cấp đầy đủ giấy tờ kiểm định liên quan. Bao gồm giấy kiểm định đồng hồ và kiểm định dàn máy ép thủy lực. Từ hồ sơ này, chúng ta sẽ biết được khả năng ép của máy là bao nhiêu.

Vị trí ép cọc: Phải đúng vị trí theo bản vẽ, không được tùy ý chỉnh sửa hoặc thay đổi vị trí ép cọc. Bởi nó thể hiện đầy đủ sự phân bố các cọc ép và các điểm giao nhau. Từ bản vẽ ra thực địa, ta sẽ dễ dàng xác định được tim cọc và tâm của móng.

Chuẩn bị mặt bằng thi công: Mặt bằng thi công phải được san bằng phẳng, được bố trí thành những khu vực cụ thể khác nhau. Trong đó, khu vực tập kết các cọc phải nằm bên ngoài các khu vực ép cọc.

Kiểm tra cọc ép: Cần kiểm tra chất lượng của tất cả các cọc bê tông. Độ vênh cho phép của vành thép là phải dưới 1%. Bề mặt bê tông đầu cọc, trục của đoạn cọc, các mép vành thép nối… đều phải được kiểm tra một cách chỉnh chu và kỹ lưỡng.

Máy ép cọc bê tông phải được cấp và có chứng chỉ, nguồn gốc rõ ràng. Máy ép cọc bằng máy kích thủy lực có các đặc điểm cơ bản như sau: Lượng bơm dầu của máy có đủ nhiều; Áp lực bơm lớn nhất; Diện tích đáy pittong; Hành trình của pittong; Đồng hồ đo áp lực; Van chịu áp.

Máy ép cọc phải đảm bảo đầy đủ những yêu cầu sau khi đưa vào hoạt động:

  • Lực ép lớn nhất của máy >=1,4 Pep max thiết kế.
  • Lực ép phải dọc trục khi ép phải có tác động đều.
  • Pittong phải chuyển động đều.
  • Áp lực lớn nhất không được lớn hơn gấp đôi áp lực đo khi ép. Có van giữ áp lực khi tắt máy.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ tới bạn: Ép cọc bê tông là gì? Hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn phần nào. Nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp một cách tốt nhất nhé. Chúc các bạn thành công